Lời của tác giả: Khá là ngắn, mấy chương là sẽ hết
Review từ ARUSA1801:
Đây là một câu chuyện xưa, tên truyện có vẻ hài hước nhưng thật ra đây là cách để Phù Hoa kể chuyện buồn. Dùng sự hài hước và nhẹ nhàng để xoáy sâu vào lòng đọc giả.
Truyện được kể với góc nhìn của những nhân vật khác nhau, qua một góc nhìn chúng ta sẽ được nhìn thấy một bức tranh tổng thể về các nhân vật chính của câu truyện, gồm có:
– Nam 1: Thành Tương. Sinh ta trong một gia đình giàu có nhưng cha mẹ không thương. Mẹ mắc bệnh điên hay đánh đập anh, đã vậy cha còn không quan tâm mà quăng anh cho bà mẹ và quản gia để bà mẹ muốn làm gì thì làm. Do những tác động đó mà từ nhỏ anh đã yếu đuối, sợ hãi và bị gánh nặng tâm lí. Đến khi anh gặp NỮ 2 thì cô như một chiếc cọc giữa sông cho anh bám vào. Cô đem đến cho anh sự mạnh mẽ dám phản kháng. Do đó nên ANH YÊU CÔ.
– Nữ 1: Giản Trinh. Cũng sinh ra trong một gia đình giàu có. Chị có một người em trai song sinh, 2 chị em tính nết cực kì trái ngược nhau. Người chị thì mạnh mẽ và gan lì như đàn ông, người em thì mềm mại và yếu đuối như đàn bà. Việc này làm cho cha của 2 người cực kì khó chịu. Trong quan điểm của ông thì đàn ông với ra dáng đàn ông, phải gánh vác trọng trách gia đình. Đàn bà phải dịu dàng ngoan ngoãn làm bà chủ nhà. Do sự cố chấp của mình mà ông không ngừng đánh đập hòng “rèn giũa” lại 2 chị em. Về sau, người chị học ngoan, vâng lời cha để bảo vệ người em, nhưng người em lại muốn giải thoát gông xiềng cho người chị. Thế rồi người em tự tử, người chị được giải thoát. Chị là một bá tổng mạnh mẽ huyễn khốc nhưng vẫn phải thỏa hiệp lấy nam 1 để hoàn thành cuộc liên hôn. Ở đó, chị tìm thấy được NỮ 2. Người đã vẽ nên bức tranh tựa như mô tả 2 chị em chị lúc nhỏ, là chấp niệm của chị và em trai, nên CHỊ YÊU CÔ ấy.
– Nữ 2: Giang Du. Đây là nhân vật có số phận thảm thương nhất nhưng cũng tỉnh táo nhất trong truyện. Giang Du có một người cha kế rất hay đánh đập mẹ cô, vì đau quá nên mẹ dùng cô làm lá chắn cho mình. Mỗi lần như vậy cha kế sẽ lôi cô vào phòng và h.a.m h.i.e.p cô. Cô không được đi học, không được đi ra ngoài. Cả ngày cô chỉ ngồi trong góc nhìn bầu trời ngẩn người. Vô tình được cô bạn hàng xóm cho bút màu tập vẽ, từ đó cô tìm được sự khuây khỏa qua vẽ tranh. Nhưng chuyện cô bị lạm dụng tìиɧ ɖu͙© vẫn cứ diễn ra, thế rồi một ngày mẹ cô tự tử, cha kế bị bắt vào tù, cô được đưa vào trại mồ côi. Ở đây, viện trưởng đối xử với cô rất tốt, cô còn gặp được “lão sư” hướng dẫn hội họa cho mình. Cô yêu ông, một tình yêu thầm kín nhưng mọi người đều biết. Ông là ánh sáng của cuộc đời cô, là người trân trọng và quý mến cô thật lòng. Đáng tiếc đến cuối cùng cô và ông không được ở bên nhau. Bởi vì có lão sư, cô hiểu được cái thật sự gọi là tình yêu là gì, là yêu hay là chấp niệm, hay là chiếc cọc cứu mạng? Bởi lẽ đó, cô bảo rằng nam 1, nữ 1 không yêu cô. Thật ra cô chỉ là một lí do để họ sống tốt, và là một cầu nối để họ gắn kết với nhau, với thế giới bên ngoài.
Nam 2: Tạ lão sư. Đây là một người đàn ông tốt! Ông biết được quá khứ nữ 2 từng bị lạm dụng t.ình d.ục nên ông không dám chấp nhận tình yêu của cô. Bởi vì trước khi là người cô yêu, ông như là một người thầy, người cha với cô. Nếu giờ ông chấp nhận tình cảm này thì nó sẽ bị lệch lạc, nữ 2 đã từng trải qua một người cha tồi tệ rồi. Nên ông muốn là một người cha, người thầy thực thụ cho cô. Ông yêu quý và trân trọng cô, rất muốn nhìn thấy cô kết hôn và có gia đình của riêng mình. Tiếc là ông bị bệnh ung thư phải xạ trị, dù quá trình điều trị rất đau đớn và chỉ muốn buông xuôi nhưng ông cố gắng chống chọi với nó. Vì ông lo, nếu ông đi rồi ai sẽ lo lắng cho cô, nếu ông đi rồi cô sẽ ra sao? Đến cuối cùng, nữ 2 bảo ông hãy yên tâm đi đi, không có ông cô vẫn sẽ sống tốt. Ngày ông đi là một ngày nắng đẹp, nhưng ông mất cũng không nhắm mắt.
Đây là một câu chuyện xưa rất buồn, nỗi buồn cứ man mát trong lòng ta. Mỗi con người một hoàn cảnh nhưng lại khớp với nhau đến lạ. Tác giả hành văn chắc, lối viết hay, đặc biệt viết truyện buồn nhưng rất nhẹ nhàng với một đôi mắt người ngoài cuộc nhìn vào. Mình cực kì để cử truyện này, nhưng bạn nào đọc nhớ thủ sẵn khăn giấy nhé.
Xem Thêm